17 May
17May

Những trường hợp nào không nên phẫu thuật nâng ngực?

Có một số nhóm đối tượng được bác sĩ khuyên không nên thực hiện phẫu thuật nâng ngực, cụ thể như sau: 

  • Những người gặp vấn đề về huyết áp, tim mạch hoặc các bệnh lý về máu không nên nâng ngực bởi đối tượng này dễ gặp biến chứng khi dùng thuốc gây tê, gây mê.
  • Người mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV,...
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc có khối u ở ngực.
  • Phụ nữ mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc cho con bú.

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng tuyệt đối không nên nâng ngực

Bên cạnh đó, để đề phòng biến chứng nguy hiểm, chị em cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh tiền sử của mình để được tư vấn chính xác nhất.

Kinh nghiệm sau khi nâng ngực để sở hữu vòng 1 hoàn hảo

Nằm lòng những kinh nghiệm nâng ngực sau phẫu thuật sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng, tránh biến chứng và sở hữu vòng 1 ưng ý:

Biện pháp giảm đau nên áp dụng

Đối mặt với những cơn đau sau 2 ngày đầu là dấu hiệu thường thấy ở các chị em. Bạn sẽ thấy ngực căng tức, đầu vú nhức buốt, đôi khi còn thấy chóng mặt, buồn nôn. Để tránh cơn đau gây ảnh hưởng tâm lý và sinh hoạt thường ngày, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm đá theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, hãy ăn uống đủ chất, bổ sung hoa quả, nước ép để tăng đề kháng cho cơ thể, rút ngắn thời gian hồi phục.

Nên kiêng thực phẩm gì?

Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đến vết sẹo và khả năng phục hồi sau nâng ngực. Vì vậy, kinh nghiệm nâng ngực sau phẫu thuật đó là bạn cần tránh ăn những thực phẩm có thể để lại sẹo thâm, sẹo lồi như: thịt bò, thịt trâu, rau muống, trứng,...

Nhóm thực phẩm có thể để lại sẹo hoặc khiến vết thương mưng mủ

Ngoài ra, vết thương có thể bị mưng mủ nếu bạn ăn đồ nếp như: xôi, bánh chưng, bánh khúc, nếp cẩm,...Kiêng hoàn toàn các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt có ga,...

Tham khảo chi tiết hơn: Nâng ngực kiêng ăn gì để vết thương mau lành?

Nên ăn những thực phẩm gì?

Trong quá trình được chăm sóc hậu phẫu tại viện, bạn có thể nhờ người thân hoặc mua các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp được cân bằng dinh dưỡng về chất đạm, vitamin, protein,...Bổ sung thêm các loại sinh tố, nước ép thay vì để nguyên miếng. Chú ý chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 bữa để cơ thể sau phẫu thuật chưa có khả năng dung nạp lượng thức ăn lớn.

Cháo súp được khuyến khích bổ sung vào thực đơn vào những ngày đầu sau phẫu thuật

Chú ý tư thế nằm ngủ sau phẫu thuật

Tư thế nằm ngủ là kinh nghiệm nâng ngực bạn cần đặc biệt chú ý. Nếu nằm sai, vòng 1 có thể bị xô lệch, 2 bên thiếu cân đối,...Các lưu ý cụ thể như sau: 

  • Nằm nghiêng mỗi bên không quá 10 phút và có thể xếp gối quanh người để tránh tác động mạnh.
  • Tuyệt đối không nằm sấp sẽ gây chèn ép túi ngực, ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ.
  • Ngủ 1 mình trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Không đặt tay lên ngực hoặc trùm chăn kín đầu.

 Không vận động mạnh trong từ 1-2 tháng đầu

Tương tự như những ca phẫu thuật khác, nâng ngực yêu cầu khách hàng cần vận động nhẹ nhàng trong 1-2 tháng đầu để ổn định túi ngực và giảm áp lực cho “núi đôi” . Theo đó, bạn nên: 

  • Không chơi thể thao trong 2 tháng đầu tiên.
  • Không đưa tay sờ nắn sẽ tạo áp lực và gây biến dạng cho ngực.
  • Nếu chẳng may bị va đập mạnh, hãy khám ngay tại cơ sở thẩm mỹ.

Tuyệt đối không đưa tay sờ nắn ngực sau khi nâng

Hướng dẫn vệ sinh vết thương và tắm rửa

Vết thương sau phẫu thuật cần được vệ sinh bằng thuốc sát trùng và thay băng ít nhất 3 lần/ngày. Bởi lẽ, vết thương ở vòng 1 rất nhạy cảm, dễ nhiễm trùng hoặc hình thành mụn nước. Lưu ý, bạn chỉ nên lau nhẹ nhàng quanh miệng vết thương và tránh để hóa chất, mỹ phẩm chạm vào.

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING