08 Dec
08Dec

Những lý do dẫn đến tình trạng phun môi bị hỏng

Phun môi mặc dù là kỹ thuật an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu phun môi hỏng có thể gây đau đớn, mất thẩm mỹ và tốn kém chi phí khắc phục. Những nguyên nhân cụ thể có thể làm môi bị hư hỏng sau khi phun gồm:

Áp dụng quy trình chăm sóc sau phun môi không đúng cách

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phun môi bị hỏng nằm ở cách chăm sóc sau khi thực hiện thủ thuật. Đây chính là lý do hàng đầu làm xuất hiện những vết thâm, mụn nước, viêm nhiễm, màu lên không đều,...


Ăn các thực phẩm dễ gây sẹo lồi là nguyên nhân hàng phun môi bị hỏng

Có thể bạn đã vô tình để môi dính nước, không giữ vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống,... Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không được chú trọng như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê,... sau khi thực hiện phun môi những ngày đầu.

Bạn đã không tuân thủ thực đơn kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo như thịt bò, hải sản, đồ nếp, rau muống,... Khi ăn phải những loại thức ăn này có thể gây kích ứng, ngứa ngáy, thâm môi, mưng mủ,... dẫn đến khả năng để lại sẹo lồi cao.

Các dụng cụ phun môi không được vô trùng

Bước vô trùng dụng cụ, thiết bị đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phun môi. Không tuân thủ kỹ quy định vô trùng là cơ hội để các vi khuẩn tồn tại, phát triển dễ gây nhiễm trùng, hoại tử.

Màu mực trong phun xăm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

Nguyên nhân thường gặp nhất làm môi sau khi phun bị hỏng là chất lượng của màu mực phun chưa đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Các loại mực này có thành phần gồm nhiều chất độc hại làm thâm môi, mưng mủ, mọc mụn nước, dễ viêm nhiễm,... Sử dụng những loại không đảm bảo chất lượng làm tỷ lệ lên màu thấp, xuất hiện nhiều vết loang lổ,... mất thẩm mỹ.

Tay nghề và kỹ năng thực tế của người kỹ thuật viên còn non kém

Kỹ thuật viên trực tiếp thực hiện phun môi cũng có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của môi sau khi phun. Một người không được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm thực tế không thể lựa chọn được màu môi phù hợp, làm sai màu, sai tỷ lệ và khiến môi dễ xuất hiện tình trạng loang lổ.


Tay nghề kỹ thuật kém có thể dẫn đến phun môi bị hỏng

Động tác di môi không đều hay quá sâu sẽ làm vết thương nặng hơn dễ dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến thời gian bong vảy và quá trình lên màu của môi. Những dấu hiệu cho thấy phun môi đã bị hỏng bởi tay nghề kỹ thuật viên không tốt như môi bị lem viền, khô nứt nẻ, chảy máu,...

Xem thêm: Phun môi màu cam tươi có đẹp không?

Trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu

Nhiều cơ sở thẩm mỹ không chú trọng vấn đề đầu tư trang thiết bị công nghệ. Trong quá trình phun xăm sử dụng loại đầu kim có kích thước lớn, tác động mạnh lên môi gây vết thương sâu, loang lổ làm mực không lên đều màu.

Ngoài ra, đầu kim to còn gây một lực tác động mạnh lên da, khiến môi tổn thương nặng nề. Khi đầu kim này vào quá sâu bên trong vùng da môi sẽ gây sưng tấy, nhiễm trùng kèm theo mụn nước nhỏ li ti.

Cơ sở thực hiện phun môi thẩm mỹ không đảm bảo uy tín, chất lượng

Tại Việt Nam có rất nhiều địa chỉ phun môi thẩm mỹ hoạt động nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép chứng nhận chất lượng từ Bộ Y Tế. Điều này dẫn đến quá trình phun môi không đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ an toàn.

Bên cạnh đó, lựa chọn phun môi ở những cơ sở này, bạn sẽ không được áp dụng chính sách bảo hành nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng. Nhiều chị em ham rẻ đã chọn những địa chỉ kém chất lượng dẫn đến nhiều vấn đề như:

  • Tiền mất tật mang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dáng môi về sau.
  • Gánh chịu nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe trong tương lai.

Các bước chăm sóc môi sau phun xăm

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định, giúp môi giảm nứt nẻ, khô rát. Bạn nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế liếm môi, sờ môi: Liếm môi, sờ môi khiến môi dễ bị thâm tím, lâu lành, và khó lên màu. Bạn nên dùng ống hút để uống và hạn chế chạm tay vào môi.
  • Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tùy theo loại thuốc và tình trạng môi của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định cách bôi thuốc phù hợp. Bạn nên bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để môi mau lành và lên màu đẹp.
  • Hạn chế tiếp xúc môi với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể khiến môi bị thâm sạm, ảnh hưởng đến màu sắc của môi. Bạn nên hạn chế tiếp xúc môi với ánh nắng mặt trời, che chắn môi bằng khẩu trang, mũ rộng vành khi ra ngoài.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp môi mềm mại, giảm khô rát, bong tróc. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm cho môi 2-3 lần/ngày.
  • Tẩy tế bào chết môi: Tẩy tế bào chết môi giúp môi loại bỏ các tế bào chết, giúp môi lên màu đều đẹp hơn. Bạn nên tẩy tế bào chết môi 1 lần/tuần.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, môi mau lành.

Tuân thủ các bước chăm sóc trên sẽ giúp môi lên màu đẹp và lành nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào sau khi phun môi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn và hỗ trợ. 

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING